Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó Deepfake - một kỹ thuật tổng hợp hình ảnh, âm thanh hoặc video để tạo ra những nội dung giả mạo, nhằm gây hiểu nhầm cho người xem.
Tuy nhiên, nếu công nghệ AI bị lợi dụng bất chính, deepfake có thể trở thành một vũ khí nguy hiểm trong tay những kẻ xấu. Vậy công nghệ Deepfake là gì mà lại khiến nhiều người lo lắng đến thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bên dưới bài viết này nhé, chắc chắn sẽ giúp cho bạn biết được nhiều thông tin hữu ích về công nghệ Deepfake dễ gây 'lú' cho người xem này đó.
Deepfake là gì? Sự 'lên ngôi' của công nghệ Deepfake
Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu Deepfake là cái gì đã, công nghệ Deepfake xuất hiện vào năm 2017 và nhanh chóng trở thành một chủ đề nóng trong cộng đồng công nghệ thông tin. Từ đó đến nay, Deepfake đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất cho an ninh mạng và đời sống cá nhân của con người.
Deepfake là từ ghép của hai từ "deep learning" (học sâu) và "fake" (giả). Deep learning là một phương pháp học máy cho phép máy tính học thông qua việc phân tích và suy luận từ các tập dữ liệu lớn. Trong khi đó, "fake" có nghĩa là giả mạo hoặc làm giả. Deepfake là một kỹ thuật kết hợp giữa các thuật toán học sâu và học máy với mục đích tạo ra những video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo một cách rất chân thực.
Ban đầu, Deepfake được sử dụng để tạo ra các video giải trí như đổi mặt các diễn viên nổi tiếng vào vai diễn khác nhau, hoặc thay đổi giọng nói của những người nổi tiếng để tạo ra những video mang tính giải trí.
Với sự phát triển của AI trong năm 2023 này, thì những ứng dụng Deepfake lại càng giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận hơn. Cũng chính vì điều này, việc sử dụng công nghệ Deepfake cũng đem đến những phiền phức khá nhức nhối đi kèm cùng những hậu quả đáng lo ngại.
Thật giả lẫn lộn, Deepfake có thể gây tác hại tiêu cực đến cỡ nào?
Trong một vài năm gần đây, các chính phủ trên toàn thế giới đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề Deepfake và cố gắng tìm cách đối phó với nó. Một số nước đã ban hành luật để cấm sử dụng công nghệ Deepfake, trong khi các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách phát triển các công nghệ mới để phát hiện các video Deepfake.
Sự lợi dụng bất chính của deepfake có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Ví dụ, một video deepfake có thể được sử dụng để vu khống hoặc gây hiểu nhầm về những sự kiện quan trọng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, trật tự và chính trị. Chúng tôi hãy cùng nhìn vào một số ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Những video đã lan truyền trên mạng xã hội và gây ra nhiều tranh cãi về tính chính xác và sự xác thực của nó. Điều này cho thấy rằng deepfake có thể được sử dụng để lan truyền thông điệp giả mạo và gây hiểu nhầm cho người xem. Bên cạnh đó, những dạng thông tin giả mạo này còn có thể bôi nhọ danh tiếng của những người nổi tiếng hoặc một tổ chức, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.
Không dừng lại ở đó, Deepfake còn có thể được sử dụng để tấn công cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp. Ví dụ, kẻ xấu có thể lừa đảo bằng Deepfake để trục lợi những người điều hành tài khoản ngân hàng hoặc tạo ra các video giả mạo để lừa đảo các nhà đầu tư.
Tội phạm sự dụng công nghệ deepfake ngày càng tinh vi hơn
Nội dung deepfake đang ngày càng tinh vi và phổ biến hơn trên Internet. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi nó có thể bị lạm dụng để thao túng, phát tán thông tin giả mạo. Các ứng dụng máy ảnh ngày càng trở nên tinh vi. Người dùng có thể kéo dài chân, loại bỏ mụn, thêm tai động vật và bây giờ một số thậm chí có thể tạo ra các video giả trông rất thật. Công nghệ được sử dụng để tạo ra những nội dung kỹ thuật số như vậy được gọi là deepfake.
Những video như vậy đang ngày càng trở nên tinh vi và dễ tiếp cận. Bất cứ ai sở hữu máy tính và có truy cập Internet đều có thể tạo ra nội dung deepfake. Công nghệ này đang làm dấy lên hàng loạt vấn đề liên quan đến chính sách, công nghệ và pháp lý. Deepfake là một từ ghép, được tạo ra bằng cách kết hợp hai thuật ngữ gồm "deep learning" (học sâu) và "fake" (giả mạo), và là một dạng trí tuệ nhân tạo.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, deepfake là những video giả mạo được tạo ra bằng phương pháp học sâu. Học sâu là "một tập hợp con của AI", đề cập đến việc sắp xếp các thuật toán có thể tự học và đưa ra quyết định thông minh. Mối nguy hiểm của công nghệ này là nó có thể được sử dụng để khiến mọi người tin rằng điều gì đó có thật, trong khi sự thật không phải vậy. Một hệ thống học sâu có thể tạo ra sự giả mạo thuyết phục bằng cách nghiên cứu các bức ảnh và video của đối tượng mục tiêu từ nhiều góc độ, sau đó bắt chước hành vi và cách nói chuyện của người đó.
Khi giả mạo sơ bộ được tạo ra, một phương pháp được gọi là GAN, hay các mạng đối nghịch chung, sẽ làm cho nó trở nên đáng tin hơn. Quy trình GAN tìm cách phát hiện các lỗ hổng trong việc giả mạo, dẫn đến các cải tiến để giải quyết những lỗ hổng đó. Sau nhiều vòng phát hiện lỗ hổng và cải tiến, video deepfake sẽ được hoàn thành.
Một thiết bị hỗ trợ deepfake có thể trở thành một vũ khí nguy hiểm của những kẻ tung tin giả, những người muốn ảnh hưởng đến mọi thứ, như giá cổ phiếu hay các cuộc bầu cử. Trên thực tế, các công cụ AI đã được sử dụng để đưa hình ảnh khuôn mặt của những người khác vào cơ thể của các ngôi sao khiêu dâm và đưa lời nói vào miệng các chính trị gia.
Ban đầu, những video deepfake chỉ được tạo ra với mục đích giải trí đơn thuần. Tuy nhiên, công nghệ này càng lúc càng bị lạm dụng và trở thành "cơn ác mộng" đối với nhiều người, đặc biệt là những người nổi tiếng. Các chuyên gia cũng nhận định rằng việc sử dụng công nghệ này để tác động đến mọi người trong chiến tranh là vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ra sự nhầm lẫn, từ đó kéo theo vô số các rủi ro.
Trong những trường hợp thông thường, deepfake có thể không gây ra nhiều tác động, ngoài việc thu hút sự quan tâm và chú ý trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trong những tình huống nguy cấp như chiến tranh hay thảm họa, mọi người chỉ có thể tiếp nhận thông tin trong một khoảng thời gian rất ngắn và sẽ không thể suy nghĩ một cách thấu đáo. Những video giả mạo sẽ trở thành một vấn đề lớn.
Trong thời gian đầu phát triển, deepfake còn tồn tại khá nhiều hạn chế như hình ảnh mờ, video bị lỗi giọng nói và hiệu ứng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các nội dung deepfake đã trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn. Việc nhận diện chúng cũng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. Hiện tại, chưa có một phương pháp cụ thể nào giúp phát hiện chính xác được video deepfake. Tuy nhiên, thông qua một số dấu hiệu, người dùng vẫn có khả năng nhận diện được nội dung giả mạo từ công nghệ này.
Các chi tiết nhỏ: Thời gian qua, công nghệ chỉnh sửa của deepfake đã có nhiều cải tiến đáng kể. Tuy vậy, nó vẫn chưa thực sự hoàn hảo, đặc biệt là ở các chi tiết như chuyển động của tóc, mắt hay biểu cảm gương mặt. Đây vẫn được xem là một lỗ hổng lớn của công nghệ này.
Cảm xúc: Một điểm dễ nhận biết khác trên video deepfake là cảm xúc thể hiện trên gương mặt nhân vật. Công nghệ này chỉ có thể mô phỏng các biểu cảm như tức giận, vui vẻ, hạnh phúc ở mức trung bình. Theo các chuyên gia, để đạt tới mức độ chân thực giống như người bình thường, deepfake sẽ cần một khoảng thời gian rất dài nữa.
Chất lượng video: Để khắc phục 2 điểm yếu trên, những video deepfake thường có chất lượng không cao. Chính vì thế, người dùng cũng có thể dựa vào yếu tố này để nhận diện các nội dung giả mạo.
Sự cần thiết của việc phát triển các công nghệ mới để phát hiện Deepfake
Công nghệ Deepfake đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, bởi nó có thể tạo ra những video giả mạo, bịa đặt, hoặc sử dụng sai mục đích. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để ngăn chặn mặt xấu của công nghệ này là vô cùng quan trọng. Một trong những giải pháp chính là phát triển các công nghệ phát hiện Deepfake.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp để phát hiện Deepfake như sử dụng phần mềm máy học, học máy và trí tuệ nhân tạo. Các phương pháp này sẽ giúp phân tích nội dung của video, so sánh với dữ liệu ban đầu và xác định tính xác thực của nó. Các công nghệ này có thể phát hiện được sự khác biệt giữa video thật và video giả mạo, nhờ đó giúp người dùng phát hiện và ngăn chặn sự lan truyền của các video giả mạo.
Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống phân phối thông tin tin cậy và tăng cường khả năng phát hiện Deepfake cũng rất cần thiết. Các tổ chức cần thường xuyên cập nhật và chia sẻ thông tin về các trường hợp sử dụng công nghệ Deepfake bất chính, nhằm giúp người dùng có thể nhận diện được các video giả mạo và đưa ra các biện pháp ngăn chặn.
Trong tương lai, các công nghệ ngăn chặn Deepfake có thể sẽ được tích hợp sẵn trong các nền tảng truyền thông xã hội và các ứng dụng khác, giúp đảm bảo tính xác thực của các nội dung trên mạng. Các nhà nghiên cứu và chính phủ cũng cần đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và phát triển các giải pháp để giảm thiểu sự lan truyền của các video giả mạo, đảm bảo an toàn và độ tin cậy của thông tin trên internet.
Ngoài ra việc tăng cường giáo dục về tính chính xác và xác thực của nội dung trực tuyến hoàn toàn là một thứ nên được chú trọng. Ngoài ra, cần có những biện pháp pháp lý để trừng phạt những người sử dụng deepfake bất chính.
Song, chính nhận thức, tri thức lẫn sự cảnh giác đến từ chính người dùng công nghệ mới chính là biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất, vì vậy nên mình sẽ khuyên các bạn rằng hãy giữ cho mình một cái đầu lạnh và hãy tìm hiểu kĩ thông tin khi tiếp cận đến một dạng nội dung chưa được kiểm chứng đến từ các bộ phận có thẩm quyền các bạn nhé.
Sử dụng Deepfake làm sao cho đúng 'chuẩn'?
Mặc dù chúng ta đã nói quá nhiều về sự nguy hiểm của công nghệ này, song, không thể phủ nhận rằng công nghệ Deepfake có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như trong lĩnh vực đào tạo dạy học, công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong giáo dục để tạo ra các bài giảng hoặc các video học thuật giúp cho giáo dục trở nên thú vị hơn và giúp các sinh viên dễ dàng hiểu các khái niệm phức tạp hơn.
Đồng thời, công nghệ Deepfake cũng có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp phim ảnh để tạo ra các cảnh quay hoặc các nhân vật mới, giúp giảm chi phí và thời gian sản xuất phim ảnh. Chắc bạn vẫn còn nhớ nhà sản xuất Fast and Furious 7 đã phải sử dụng Deepfake lên chính người em của cố nam diễn viên Paul Walker để giúp cho nhân vật Brian O'Conner có thể hoàn thành cái kết thật trọn vẹn đúng không nào?
Trong lĩnh vực y học, công nghệ Deepfake có thể được sử dụng để tạo ra các mô hình giả lập của cơ thể con người, giúp cho các nhà nghiên cứu y học có thể nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị mới cho các bệnh lý khác nhau. Cuối cùng, công nghệ Deepfake cũng có thể được sử dụng trong truyền thông và quảng cáo để tạo ra các video quảng cáo hoặc các video truyền thông. Điều này có thể giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức truyền tải thông điệp của mình một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn đến khách hàng hoặc công chúng.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ Deepfake cần được thận trọng và có quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức. Việc lợi dụng công nghệ này có thể mang lại nhiều rủi ro và thách thức cho xã hội nếu không được quản lý và kiểm soát một cách cẩn thận.